Sinh ra và lớn lên tại Thái Bình nhưng Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước (sinh năm 1974) lại chọn làng Bát Tràng (Hà Nội) là nơi nương nghiệp. Triển lãm “Nam Tước – Hồn của đất” là một quá trình mày mò, trải nghiệm và chiêm nghiệm với gốm của ông.
Triển lãm “Nam Tước – Hồn của đất” của Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước (tên thật là Trần Xuân Triều) vừa được khai mạc ngày 25.10 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội).
Triển lãm là sự kết hợp hài hòa giữa đất, lửa và men, tôn vinh vẻ đẹp của gốm truyền thống Việt Nam dưới góc nhìn đương đại. Tại triển lãm, Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước đã trưng bày các tác phẩm gốm độc đáo, từ gốm “Sông Quan” ứng dụng cho sân vườn và trang trí nội thất, đến những bức tranh gốm kể chuyện đầy màu sắc và cuối cùng là sự giao thoa giữa gốm Bát Tràng và văn hóa thờ Mẫu.
Phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm, hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam đánh giá: Triển lãm là không gian nghệ thuật độc đáo, góp phần tôn vinh giá trị của gốm truyền thống Việt Nam và góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Khởi nghiệp từ quê hương Thái Bình, nương nghiệp ở làng gốm Bát Tràng, anh lặng lẽ lựa chọn, chiêm nghiệm và lựa chọn con đường riêng.
“Quá trình sống, làm nghề và tình yêu với gốm của Trần Nam Tước đã khẳng định tài năng của anh trong trong dòng chảy gốm đương đại Việt Nam, tạo nên sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại cho thấy sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ nhân. Qua bàn tay tài hoa của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước, những tác phẩm gốm nghệ thuật đầy bí ẩn, mang đậm hồn cốt dân tộc, tạo thêm nét đẹp cho gốm cổ Việt Nam”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh.
Hơn 100 tác phẩm tại Triển lãm được trưng bày theo 3 chủ đề chính. Trong đó, toàn bộ tác phẩm trưng bày tại tầng 1 có chủ đề: Gốm Sông Quan. Đây là nơi Trần Nam Tước tìm về nguồn cội, với những tác phẩm lấy cảm hứng từ dòng sông quê hương và những ký ức tuổi thơ; trang trí và Deco đương đại; gốm truyền thống theo cái nhìn mới – gốm ứng dụng.
“Quá trình sống, làm nghề và tình yêu với gốm của Trần Nam Tước đã khẳng định tài năng của anh trong trong dòng chảy gốm đương đại Việt Nam, tạo nên sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại cho thấy sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người nghệ nhân. Qua bàn tay tài hoa của Nghệ nhân Ưu tú Trần Nam Tước, những tác phẩm gốm nghệ thuật đầy bí ẩn, mang đậm hồn cốt dân tộc, tạo thêm nét đẹp cho gốm cổ Việt Nam”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh.
Hơn 100 tác phẩm tại Triển lãm được trưng bày theo 3 chủ đề chính. Trong đó, toàn bộ tác phẩm trưng bày tại tầng 1 có chủ đề: Gốm sông Quan. Đây là nơi Trần Nam Tước tìm về nguồn cội, với những tác phẩm lấy cảm hứng từ dòng sông quê hương và những ký ức tuổi thơ; trang trí và Deco đương đại; gốm truyền thống theo cái nhìn mới – gốm ứng dụng.
Các sản phẩm trưng bày ở tầng 2 có chủ đề: “Gốm và sơn mài”. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa hai chất liệu truyền thống, tạo nên những tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc; Tư duy cái nhìn kim cổ và đời sống.
Chủ đề “Chất liệu gốm Bát Tràng” là các sản phẩm như là tâm sự: “Bát Tràng nơi tôi đến”. Tại đây, người nghệ nhân chia sẻ về hành trình đến với làng gốm Bát Tràng và những ảnh hưởng của nơi đây đến sự nghiệp nghệ thuật của anh; và sự gìn giữ giữa bảo tồn và phát triển.
Giải thích thêm về chủ đề Gốm Sông Quan, nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước chia sẻ: Tôi sinh ra từ vùng quê lúa, cả tuổi thơ ngụp lặn với sông hồ, trên lưng trâu, cùng cánh diều no gió, rồi lang thang trên khắp nẻo đường quê. Tôi biết đến gốm Lan Hạ quê tôi, đã có từ thế kỉ thứ XIII nhưng đã thất truyền từ lâu đời, ngày nay chỉ còn cái tên trong bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia.
“Với tình yêu với gốm, với quê hương, đã thôi thúc tôi phải tìm về, lấy chất liệu từ đất, phù sa của sông Quan, mày mò sáng tạo ra một dòng gốm mới mà tôi đặt tên là gốm Sông Quan. Gốm Sông Quan mới ra đời được 7 tháng tuổi, là một cái tên mới khai sinh trong bản đồ gốm Việt nhưng hy vọng sẽ được các bạn trẻ và công chúng đón nhận”, nghệ nhân Trần Nam Tước nói.
Với “Hồn của đất”, Trần Nam Tước đóng vai trò vừa người nghệ nhân sáng tạo nên tác phẩm, vừa là người kể chuyện, người truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đương đại.
DS&CNVH (Tổng hợp)